Các đe dọa Hổ_Đông_Dương

Hổ Đông Dương tại Thảo cầm viên Sài Gòn.

Người ta ước tính quần thể hổ Đông Dương có khoảng 1.227-1.785 con, nhưng có lẽ nằm ở nửa dưới của khoảng này. Quần thể lớn nhất có tại Malaysia, là nơi mà việc săn bắn trộm đã bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng tất cả các quần thể khác còn lại hiện đang ở tình trạng cực kỳ rủi ro do bị phân mảng (cô lập) môi trường sống cũng như do giao phối đồng huyết. Nó đã được liệt kê vào dạng loài nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN kể từ năm 2008, khi số lượng bị suy giảm nghiêm trọng và tiếp cận ngưỡng cực kỳ nguy cấp. Vào năm 2011, số lượng được cho là có 342 cá thể. Quần thể lớn nhất trên bán đảo Đông Dương sống ở Thái Lan ước tính khoảng 189 đến 252 cá thể. Có 85 cá thể ở Myanmar, và chỉ có 20 con hổ Đông Dương vẫn còn ở Việt Nam. Nó được coi là đã tuyệt chủng ở Campuchia.

Mối đe dọa chính đối với hổ Đông Dương là con người. Con người săn hổ hổ Đông Dương để sử dụng các bộ phận cơ thể của chúng cho trang sức và các loại thuốc đông y khác nhau. Loài hổ Đông Dương cũng đang phải đối mặt với tình trạng mất môi trường sống. Con người đang lấn chiếm môi trường sống tự nhiên của chúng, phát triển, phân mảnh và phá hủy đất đai. Tại Đài Loan, một cặp mắt hổ, được cho là để chống lại bệnh động kinh và sốt rét, có thể bán với giá 170 đô la. Ở Seoul, xương hổ, được cho là điều trị loét, thấp khớp và thương hàn, bán với giá 1.450 đô la mỗi pound. Ở Trung Quốc, việc buôn bán và sử dụng các bộ phận của hổ đã bị cấm vào năm 1993, nhưng điều đó đã không ngăn cản những kẻ săn trộm có thể kiếm được 50.000 đô la từ việc bán một bộ phận của một con hổ trên chợ đen. Với sự thịnh vượng ngày càng tăng ở các quốc gia nơi mà các bộ phận của hổ có giá trị rất lớn, nhu cầu cao.

Nằm ở bang Kachin của Myanmar, thung lũng Hukaung là khu bảo tồn hổ lớn nhất thế giới, và là nơi trú ngụ của dân số hổ còn lại của Myanmar. Từ năm 2006, chủ sở hữu giàu có của Tập đoàn Yuzana, Htay Myint, cùng với chính quyền địa phương đã chiếm đoạt hơn 200.000 mẫu Anh (81.000 ha) đất từ ​​hơn 600 hộ gia đình trong thung lũng. Phần lớn cây đã bị chặt hạ và đất đai đã được chuyển đổi thành rừng trồng. Một số khu đất do Tổng công ty Yazana thực hiện đã được coi là hành lang quá cảnh của hổ. Đây là những vùng đất được cho là không bị ảnh hưởng bởi sự phát triển để cho phép những con hổ Đông Dương của vùng đi lại giữa những vùng đất được bảo vệ. Nội chiến tại Myanmar là một cuộc xung đột đang diễn ra kể từ năm 1948. Do cuộc nổi dậy năm 2011 từ Quân đội Độc lập Kachin chiếm một phần Thung lũng Hukaung, các mối đe dọa săn trộm nước ngoài đã không thể xâm nhập một cách an toàn. Không chỉ người nước ngoài bị hạn chế xâm nhập vào khu vực mà cả nhân viên kiểm lâm. Trong số những người bản địa, đặc biệt là những người nghèo khổ, hổ Đông Dương là một nguồn tài nguyên quý giá. Vì sự nguy hiểm của xung đột dân sự, các nhân viên kiểm lâm đã có một thời gian khó khăn để bảo vệ những con hổ khỏi dân bản địa. Vào đầu tháng 1 năm 2013, những tin đồn về việc ngừng bắn giữa chính phủ và các lực lượng nổi dậy bắt đầu lưu hành. Các nhà lãnh đạo của đất nước tin rằng một nghị quyết có thể đạt được vào đầu tháng 10 năm 2013. Không thể xác lập mình là một lực lượng bảo vệ trong khu vực, có lo ngại rằng những kẻ săn trộm nước ngoài sẽ bắt đầu quay trở lại khu vực sớm trước khi nhân viên kiểm lâm quay lại.

Mặc dù là bất hợp pháp, việc buôn bán các bộ phận con hổ trên thị trường chợ đen cung cấp cho nhiều kẻ săn trộm có thu nhập đáng kể. Trong khi nó là một hành vi bất hợp pháp, nhiều kẻ săn trộm vẫn buộc phải làm vì gia cảnh nghèo khó và có những lựa chọn hạn chế để có được một thu nhập đáng kể và ổn định.

Tại Việt Nam, gần như ¾ số hổ bị giết đều là nguồn cung cấp một số vị thuốc cho y học cổ truyền như cao hổ cốt. Từ 2005 đến 2010, đã có 105 vụ vi phạm pháp luật về bảo tồn hổ bị phát hiện, trong đó có một con hổ sống, 17 con hổ đông lạnh, còn lại là da xương và các bộ phận khác.[6]

Số lượng hổ sẽ rất khó gia tăng trừ khi dân cư có thể nhận thấy một con hổ còn sống có giá trị cao hơn một con hổ đã chết. Một số tổ chức và cá nhân đã bắt đầu thực hiện ý tưởng này và hy vọng sử dụng hổ như là con vật có sức hấp dẫn trong du lịch sinh thái. Tại khu vực tỉnh Bình Dương, Việt Nam, tính đến tháng 3 năm 2007 có khoảng 41 con hổ do một số tư nhân, tổ chức nuôi nhốt. Hiện tại, số hổ này vẫn tạm thời được giao cho các cá nhân và tổ chức này nuôi, tuy nhiên, giá trị bảo tồn của chúng không cao do khó xác định nguồn gốc và cũng không thể thả chúng trở lại vào rừng.

Vào thời điểm cuối năm 2010 Trung tâm Giáo dục về Thiên nhiên với trụ sở tại Hà Nội ước tính số hổ rừng tại Việt Nam đã xuống còn ít hơn 30 con[7]. Đến năm 2016, số lượng hổ Việt Nam chỉ còn 5 cá thể[8]. Theo thống kê của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV), vào cuối năm 2014 có 174 cá thể hổ bị nuôi nhốt trong các trang trại và vườn thú, trung tâm cứu hộ trong cả nước Việt Nam[9].

Hậu quả

Trong suốt tất cả các hệ sinh thái mà chúng sinh sống, hổ là một loài động vật ăn thịt đầu bảng. Khi một động vật ăn thịt đầu bảng đang bị suy giảm hoặc thậm chí hoàn toàn bị tuyệt chủng khỏi một hệ sinh thái, có những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến lưới thức ăn và phá vỡ quá trình hoạt động tiêu chuẩn của một hệ sinh thái. Những yếu tố này kiểm soát sự tăng trưởng và suy giảm số lượng cũng như tăng tính đa dạng loài.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hổ_Đông_Dương http://a-z-animals.com/animals/indochinese-tiger/ http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20101204-mot-to-ch... http://www.tijgeritorium.net http://www.savethetigerfund.org/Content/Navigation... http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Cop-ba-mong-o... http://danviet.vn/tin-tuc/phat-hien-chan-dong-o-lo... http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/547050/The... http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-06-04-di-buo... https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ho-song-chuo... https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/viet-nam-chi...